Cò mồi, cò đất

Ai là người đặt ra cái tên “cò mồi”? Những câu hỏi mở

Bản thân chúng tôi cũng rất tò mò trong quá trình Tự bán nhà mình, khi mà hàng ngày phải tiếp xúc và đối phó với các trung gian tìm tới. Họ nói họ là môi giới bất động sản, cũng bình thường. Họ nói họ là cò đất, cũng bình thường. Thậm chí có khách tới hỏi đủ thứ, chúng tôi hỏi lại: Anh nói thẳng đi, rốt cuộc anh tìm mua nhà, hỏi giá hay cò? Họ phản ứng mạnh: Ông nghĩ sao mà coi tôi là cái đám cò đó.

Vậy đó, chỉ là một ví dụ nhỏ trong rất nhiều tình huống bi hài thực tế mà chúng tôi trải qua liên quan đến từ Cò.

Suy nghĩ lại bản thân chúng tôi cũng chưa từng biết thực hư vì sao xã hội hay dùng từ Cò đất để ám chỉ các môi giới nhà đất.

Môi giới không nhận mình là Cò, ngược lại cũng có Cò không muốn nhận mình là môi giới. Vấn đề là mức độ tiêu cực về từ Cò đất và Môi giới nhà đất chúng tôi thấy cũng xêm xêm nhau trên truyền thông mà thôi.

Theo Luật Kinh doanh Bất Động Sản hiện tại thì muốn theo nghề trung gian nhà đất, cò phải thành môi giới, môi giới không được hoạt động độc lập như lâu nay mà phải thuộc một công ty BĐS hoặc sàn BĐS. Có khi nào thị trường Việt Nam chuẩn bị xuất hiện hàng loạt CEO Bất Động Sản bán hàng trực tiếp khắp cõi mạng sắp tới, thay vì là môi giới như mọi khi không?

Từ “cò” đến “môi giới”: Sự chuyển mình và những hệ lụy như thế nào?

Đã có Môi giới mũ đen, mũ trắng. Vậy liệu có Cò cánh trắng, cánh đen không?

Bài viết này chỉ đưa ra phương hướng nghiên cứu và thảo luận cùng bạn đọc nhằm hiểu sâu xa hơn nguồn gốc hai từ “Cò mồi” thật sự phát sinh từ đâu để có cái nhìn khách quan hơn về một nghề nghiệp đầy tai tiếng này.

Để tìm ra câu trả lời chính xác cho câu hỏi “Ai là người đặt ra cái tên “cò mồi”?” chúng tôi đã tiến hành một số nghiên cứu thông tin cơ bản cần thiết để làm dữ liệu đầu vào tin cậy hơn cho nội dung các bài viết tiếp theo, ví như:

Tìm kiếm các tài liệu, nghiên cứu về nguồn gốc và sự phát triển của từ “cò” và “mồi” trong tiếng Việt.

Tham khảo ý kiến của các nhà ngôn ngữ học, nhà sử học qua các bài viết mà họ có thể cung cấp những thông tin quý báu về lịch sử và văn hóa của từ này.

Khảo sát ý kiến của những người lớn tuổi vì những người lớn tuổi có thể nhớ được những câu chuyện, cách dùng từ này trong quá khứ… và còn nhiều thông tin khác nữa.

Một số câu hỏi gợi mở để chúng ta cùng thảo luận:

Tại sao lại chọn hình ảnh con cò để chỉ những người môi giới bất động sản thiếu đạo đức? Có phải vì những đặc điểm sinh học của loài cò như mỏ dài, chân dài, hay vì những câu chuyện dân gian liên quan đến loài chim này?

Sự thay đổi ý nghĩa của từ “cò” theo thời gian: Từ một loài chim, từ “cò” đã dần được sử dụng để chỉ người. Điều gì đã dẫn đến sự thay đổi này?

Chúng ta cũng có thể so sánh với các nền văn hóa khác để xem liệu có hình ảnh con chim nào được sử dụng để ám chỉ những hành vi tương tự hay không?

Có những yếu tố văn hóa, xã hội nào đã góp phần hình thành và phổ biến cụm từ “cò mồi”?

Là những câu hỏi gợi mở hi vọng các bạn quan tâm và cảm thấy thú vị hơn về chủ đề này, hẹn bạn đọc ở bài tiếp theo với những thông tin nghiên cứu, thảo luận chi tiết cùng chúng tôi.

“Từ đâu xuất hiện cò mồi, cò đất: Lịch sử một nghề nghiệp đầy tranh cãi”

BatDongSan.Bid